Nức danh hủ tiếu Sa Đéc - Đặc sản văn hóa ẩm thực tỉnh Đồng Tháp
Hủ tiếu là món ăn phổ biến của người dân Nam bộ được tạo nên bởi sự giao thoa, kết hợp giữa hương vị Việt với món “cổ chéo” của người Hoa và hủ tiếu Nam Vang.
Tùy theo phong vị của từng địa phương mà hủ tiếu có hương vị đặc trưng riêng. Tuy nhiên, hấp dẫn nhiều thực khách, mang đậm hương vị miền quê nhất phải kể đến hủ tiếu Sa Đéc – một trong các đặc sản của tỉnh Đồng Tháp, từng sợi bánh thơm ngon, mang hương vị đặc trưng được kết tinh từ những điều kiện ưu đãi của thiên nhiên và bàn tay lao động cần cù của người dân Sa Đéc:

Sợi bánh hủ tiếu Sa Đéc được làm từ những hạt gạo thơm ngon đặc trưng

Nghề làm bột gạo truyền thống trên 100 năm tuổi

Kinh nghiệm sản xuất hủ tiếu lâu năm

Tô hủ tiếu Sa Đéc với nước súp trong, sợi bánh trắng, điểm vài miếng thịt, tim, gan, lòng heo, có khi tôm, thịt nạt bằm, kèm theo hẹ, xà lách, hành, chanh ớt,... bốc mùi thơm khó cưỡng.
Cách sử dụng, chế biến sợi bánh hủ tiếu Sa Đéc
- Hủ tiếu nước: Dùng với nước soup, tôm, cà rốt, củ sắn, giá…
- Hủ tiếu xào: Xào với dầu ăn và tôm, mực, giá, hẹ…(đã được xào chín), nêm gia vị tùy ý
- Hủ tiếu chiên giòn: Hủ tiếu khô đem chiên ở nhiệt độ 150 – 160 độ C cho giòn, vớt ra để ráo. Dùng với tôm, mực, giá, hẹ….(đã được xào chín)